Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/dfatfsyhhosting/public_html/onthihsg.com/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 297

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Nguyễn Duy Thì

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi thá»­ THPT QG năm 2021 môn Ngữ Văn – Trường THPT Nguyễn Duy Thì có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi sắp tới. Từ đó, các em sẽ có sá»± chuẩn bị chu đáo cho kì thi cá»§a mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Sá»± quý giá cá»§a thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này, điều nọ… Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả! Vấn đề là chúng ta phải biết sống như thế nào để xứng đáng với giá trị thời gian ấy. Chúng ta lao động như một phương tiện để nuôi sống, nhưng bản thân sá»± lao động sáng tạo cÅ©ng chính là cuộc sống cá»§a chúng ta. Ngược lại, những giá trị vật chất được tạo ra luôn luôn có những giới hạn tạm bợ cá»§a nó, và rõ ràng không thể là mục đích cuối cùng để chúng ta nhắm đến. Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hÆ¡n, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu cá»§a đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp cá»§a cuộc đời.

(…) Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và đời sống của mọi người quanh ta cũng quý giá không thể lấy gì đánh đổi được.

(…) Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai á»­ng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm… Mỗi một thá»±c thể xinh đẹp ấy đều nhắc nhở ta biết là đời sống cá»§a ta đang tồn tại, và ta tá»± nhá»§ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm mầu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người quanh mình.

(Nguyên Minh – Thời gian là vốn quý)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sá»­ dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói sau: Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả!

Câu 3.

Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt?

Câu 4. Thông điệp nào cá»§a đoạn trích trên có ý nghÄ©a nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ra ở phần đọc hiểu: Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc.

Câu 2 (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Nổi bật trong tác phẩm “Rừng xà nu” cá»§a tác giả Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất cá»§a người Tây Nguyên thời chống Mỹ. 

Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

—- HẾT —-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2. Gợi ý: “Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả! ” có thể hiểu là:

– Những điều này nọ khiến chúng ta quay cuồng trong suốt một đời có thể là áp lá»±c từ học hành, từ công việc, từ những lo toan về cuộc sống vật chất, những mối quan hệ xã hội….  tất cả làm cho chúng ta luôn vội vàng, tất bật. Đôi khi chúng ta quên mất thời gian dành cho chính bản thân mình.

– Tuy nhiên, cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả vì giá trị cá»§a cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống. Nếu cứ để những lo toan, bận bịu, áp lá»±c cá»§a cuộc sống đeo bám, dần dần chúng sẽ bào mòn, rút cạn sức sống làm cho chúng ta cảm thấy ngột ngạt, trống rỗng và mÆ¡ hồ về cuộc sống: không biết mình đang sống vì điều gì, đâu mới là hạnh phúc thật sá»± đối với mình?

=> Vì thế, đừng để cuộc sống hối hả cuốn ta vào vòng quay chóng mặt của nó, mỗi người cần có những khoảng ngừng lặng để được tận hưởng cuộc sống với ý nghĩa đích thực của nó.

Câu 3: Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt vì:

– Những giá trị vật chất như tiền bạc, những tiện nghi trong cuộc sống sinh hoạt (nhà cá»­a, xe cộ, quần áo, các thiết bị điện tử…) quả là rất cần thiết vì nó nâng cao chất lượng sống cho con người và thúc đẩy xã hội phát triển.

– Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta sẽ dần bị những ham muốn bản năng, những lợi ích trước mắt làm cho tha hóa, trở nên thá»±c dụng, xa rời những mục tiêu, lí tưởng cao đẹp. Có khi, vì những lợi ích vật chất mà con người đánh mất những mối quan hệ, những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp với bạn bè, người thân; bị mọi người xa lánh, mãi sống trong cô độc. Nếu ai ai trong xã hội cÅ©ng đề cao giá trị vật chất hÆ¡n những giá trị tinh thần khác thì xã hội sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm.

Câu 4: Đoạn trích có nhiều thông điệp ý nghĩa về thời gian và cuộc sống. Thí sinh có thể chọn một thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân như:

– Cuộc sống vô cùng tươi đẹp, hãy biết tận hưởng nó trong từng khoảnh khắc.

– Đừng quá mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên nhiều điều quý giá khác.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Thí sinh viết một đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của một đoạn văn. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có lập luận hợp lí, thuyết phục, bày tỏ quan điểm rõ ràng, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Sau đây là gợi ý:

– Thời gian là thứ vô cùng quý giá vì mỗi phút giây trôi qua trong cuộc đời chúng ta là vÄ©nh viễn mất, không thể lấy lại.

– Trân trọng từng khoảnh khắc cá»§a thời gian nghÄ©a là con người biết sống hết mình cho hiện tại, không chìm đắm trong quá khứ và mÆ¡ mộng về tương lai.

– Để từng khoảnh khắc không trôi đi vô nghÄ©a, cần phải làm gì?

+ Luôn sống ở tư thế chủ động, tích cực tham gia mọi hoạt động xung quanh để học hỏi, để tìm thấy niềm vui và những điều thú vị trong cuộc sống.

+ Biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh.

+ Dám dấn thân, trải nghiệm để chinh phục những thử thách.

– Phê phán những người không biết trân trọng thời gian, để cuộc sống trôi qua kẽ tay.

Câu 2

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

– Nguyễn Trung Thành là một nhà văn quân đội gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến, có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất và con người nÆ¡i đây.

– Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy cá»§a dân làng Xô man.

– Một trong những thành công nổi bật cá»§a tác phẩm là xây dá»±ng hình tượng nghệ thuật độc đáo: hình tượng cây xà nu. Đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất cá»§a người Tây Nguyên thời chống Mỹ.

b. Phân tích cây xà nu Ä‘ể làm sáng tỏ nhận định

* Xà nu là hình tượng nổi bật trong tác phẩm:

– Rừng xà nu được dùng để đặt tên cho tác phẩm, xuất hiện ngay từ những dòng mở đầu và trở đi trở lại nhiều lần theo diễn biến câu chuyện và kết thúc cÅ©ng bằng hình ảnh những cánh rừng xà nu chạy đến chân trời. Riêng hai chữ xà nu được nhắc lại khoảng 20 lần trong tác phẩm. Có thể nói tác phẩm trùng trùng điệp điệp những xà nu: cây xà nu, rừng xà nu, lá»­a xà nu, khói xà nu, nhá»±a xà nu…

– Xà nu gắn bó mật thiết với con người Tây Nguyên, không ở đâu có mặt người mà lại vắng bóng xà nu:

+ Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của người Xô Man: ngọn lửa xà nu cháy trong mỗi bếp, cháy trong đống lửa nhà Ưng – nơi tập hợp dân làng, khói xà nu nhuộm đen tấm bảng cho Tnú và Mai học chữ.

+ Xà nu còn gắn với cả những kỉ niệm riêng tư của con người: Dưới gốc cây xà nu lớn Tnú gặp lại Mai sau khi vượt ngục trở về, Mai nắm lấy tay anh đầy yêu thương.

+ Xà nu chứng kiến những sự kiện trọng đại của buôn làng: Giặc tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú; lửa xà nu soi rõ xác mười tên lính giặc ngổn ngang…

=> Hình tượng xà nu có vị trí đặc biệt trong tác phẩm, vừa là hình tượng khơi nguồn cảm xúc cho nhà văn sáng tạo, vừa là mạch thẩm mĩ để nhà văn dẫn dắt câu chuyện.

* Xà nu là biểu tượng cho sức sống, phẩm chất của con người Tây Nguyên thời chống Mĩ

– Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu tượng trưng cho những mất mát đau thương mà người Tây Nguyên phải trải qua:

+ Rừng xà nu là đối tượng của sự tàn phá, hủy diệt: Chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần… trong rừng hàng vạn cây xà nu không cây nào không bị thương

+ Nỗi đau hiện ra trong nhiều vẻ: những cây non vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi … vết thương loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết, những cây trưởng thành đổ ào ào như một trận bão. Tả cái chết của xà nu mà làm lòng người xót xa như đang chứng kiến cái chết của con người.

—(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)—

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối, ta sẽ nghe được nhiều tiếng động xung quanh đang diễn ra, dù đó có là tiếng thở dài não ruột cá»§a một người đang ở nÆ¡i xa, hay ngay cả “tiếng vô thanh” cá»§a dòng sông và ngọn đồi. Cuộc sống luôn hối hả vội vàng, nên dễ khiến ta quên dần thói quen lắng nghe sâu sắc bằng trái tim. Nhiều khi người kia đã nói rất rõ ràng mà ta còn chưa chịu hiểu, huống hồ họ chỉ nói ná»­a câu hay im lặng để ta tá»± suy ngẫm. Vì có những niềm đau đã giấu kín trong lòng thì không thể dễ dàng nói ra nếu người nghe không biểu lộ được sá»± rung cảm chân thành từ nÆ¡i trái tim… Cho nên, phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác. Vậy từ bây giờ ta hãy tìm cho mình một không gian tÄ©nh lặng để tập nghe rõ lại từng bước chân và hÆ¡i thở cá»§a mình.  Đó là những âm thanh rất gần gÅ©i và quan trọng mà ta đã quên lãng từ lâu. Ngoài ra, ta hãy cố gắng tập im lặng lắng nghe từng dòng cảm xúc nhớ nhung hay khát khao, từng ý niệm giận hờn hay ganh ghét, những quyết định sai lầm hay những lần tá»± mãn, và ngay cả khi tâm tư hoàn toàn vắng lắng để ta nhận ra từng thái độ sống cá»§a mình. Chỉ cần im lặng lắng nghe mà đừng vội can thiệp hay phán xét, để ta có cÆ¡ hội hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn… Nhờ đó, ta sẽ có nhiều cÆ¡ hội làm chá»§ chính mình. Làm chá»§ được chính mình cÅ©ng chính là làm chá»§ được cuộc đời mình. Khi làm chá»§ được cuộc đời mình, ta mới đủ bản lÄ©nh mời người khác cùng tham dá»± mà không gây khổ lụy cho nhau, đủ sức dắt nhau đi qua những quãng đời gian khó.

(Trích â€œHiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB Trẻ 2013)

Câu 1. Äoạn trích trên sá»­ dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Theo tác giả, khi nào người ta sẽ nghe được cả “tiếng động” và “tiếng vô thanh” cá»§a đời sống?

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào là “lắng nghe chính mình”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm cá»§a tác giả: phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của sự im lặng.

Câu 2.

Suy nghĩ của anh/chị về quá trình thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 1). Liên hệ với nhận thức của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, tập 1); từ đó trình bày nhận thức của anh/chị về mối liên hệ giữa nghệ thuật và đời sống.

—- HẾT —-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

– Các phương thức biểu đạt được sá»­ dụng trong đoạn trích gồm: nghị luận, biểu cảm.

Câu 2:

– Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối ta sẽ nghe được “tiếng động” và “tiếng vô thanh” cá»§a đời sống

Câu 3:

“Lắng nghe chính mình” có thể hiểu là:

– Lắng nghe để biết, để biết bản thân mong gì, muốn gì.

– Lắng nghe chính mình để sống thành thá»±c với những cảm xúc cá»§a bản thân.

– Lắng nghe chính minh cÅ©ng là cách bạn hiểu được giá trị cá»§a bản thân với thế giới.

Câu 4:

– Đồng tình với quan điểm cá»§a tác giả

– Lí giải: Thấu hiểu bản thân là điều vô cùng khó khăn, bởi chúng ta luôn có xu hướng tá»± che giấu, tá»± bao biện cho những mong muốn hoặc sai lầm cá»§a bản thân. Bởi vậy, chỉ khi thá»±c sá»± hiểu bản thân cần gì, muốn gì thì khi ấy mới có thể hiểu người khác muốn gì.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

– Im lặng là gì? Im lặng là trạng thái não và các dây thần kinh vẫn hoạt động bình thường nhưng con người không có bất cứ hành động, lời nói nào. Đó là khoảng không gian tÄ©nh mịch hoàn toàn.

⟹ Im lặng để lắng nghe, để thấu hiểu chính mình và những người xung quanh

* Bàn luận vấn đề

– Biểu hiện cá»§a sá»± im lặng:

+ Im lặng là không tham gia tranh luận, không can thiệp vào sự việc nào đó.

+ Im lặng còn có thể được hiểu là thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng với những gì đang xảy ra xung quanh.

– Giá trị cá»§a sá»± im lặng

+ Im lặng là khoảng thời gian giúp chúng ta tĩnh tâm, suy nghĩ lại những hành động của bản thân và rút ra cho mình những bài học cuộc sống.

+ Im lặng cũng là lắng nghe những người xung quanh để hiểu họ hơn, đó là một cách quan tâm đặc biệt, giúp bạn có cách ứng xử phù hợp với các cá thể khác trong xã hội.

– Nhưng im lặng không có nghÄ©a là thÆ¡ ờ, vô trách nhiệm trước cái xấu, cái ác.

– Trước những hiện tượng tiêu cá»±c chúng ta vẫn cần lên tiếng để bảo vệ công lý và lẽ phải.

* Liên hệ bản thân: Sá»± yên lặng đem đến cho em những lợi ích gì?

Câu 2:          

1. Mở bài

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc cá»§a văn học Việt Nam hiện đại. Chặng đường sáng tác cá»§a ông được chia làm hai giai đoạn: trước những năm tám mươi, tác phẩm cá»§a ông mang khuynh hướng sá»­ thi thiên về trữ tình lãng mạn; những năm cuối đời, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sá»± với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

– Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa Ä‘ược viết vào tháng 8 – năm 1983 in đậm phong cách tá»± sá»± – triết lí cá»§a Nguyễn Minh Châu.

– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1. Giới thiệu nhân vật Phùng

– Phùng là một người lính cá»§a một thời rá»±c lá»­a anh hùng.

– Trở về thời bình, anh là một nghệ sÄ© nhiếp ảnh, một người nghệ sÄ© tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp, có tâm với cuộc đời và luôn day dứt về thiên chức cá»§a mình.

2.2. Quá trình nhận thức của nhân vật

* Nhận thức qua hai phát hiện ban đầu:

– Phát hiện về cái đẹp, cái thiện: “Cái đẹp chính là đạo đức”.

– Phát hiện về cái xấu, cái ác đằng sau cái đẹp, cái thiện.

=> Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi nhìn ở tầm xa, khi qua sát với cái nhìn hời hợt

=> Cần nhìn nhận con người, sá»± việc thấu đáo, toàn diện.

=> Phê phán vị trưởng phòng, phê phán những quan điểm nghệ thuật đang tồn tại nhan nhản trong thời kì trước đổi mới – nghệ thuật vô tâm, không quan tâm đến đời sống con người. Người nghệ sĩ phải thay đổi, trước hết là thay đổi tư tưởng.

* Nhận thức qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài:

– Cuộc đời và con người rất phức tạp đòi hỏi người nghệ sÄ© phải dấn thân, phải dùng cái tâm cá»§a mình để cảm nhận, khám phá mới thấu hiểu hết được.

* Nhận thức mới khi đứng trước tấm ảnh của chiếc thuyền ngoài xa:

 – Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.

2.3. Liên hệ với nhận thức cá»§a nhân vật VÅ© Như Tô

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nguyễn Huy Tưởng là cây bút xuất sắc cá»§a văn học Việt Nam hiện đại. Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sá»­ và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong cá»§a ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.

– VÅ© Như Tô là một trong những vở kịch nổi tiếng cá»§a ông.

* Phân tích nhận thức của Vũ Như Tô: Vũ Như Tô sai lầm trong nhận thức và hành động.

– Mượn uy quyền và tiền bạc cá»§a Lê Tương Dá»±c để thá»±c hiện giấc mộng Cá»­u Trùng Đài. Đó chính là tiền bạc, công sức cá»§a nhân dân

=> Không  nhận ra đằng sau cá»§a việc làm mà chỉ nhìn thấy bề nổi.

– Sẵn sàng ra lệnh chém giết những thợ bỏ trốn để duy trì ká»· luật trên công trường 

=> Hành động tàn nhẫn, đặt công trình ấy lên trên tính mạng của vạn thợ. Vũ Như Tô lại trở thành đáng sợ.

=> Vũ Như Tô là một thiên tài nhưng không phải là một hiền tài. Công trình mà Vũ Như Tô đang xây dựng lên là một bông hoa nhưng đồng thời lại là một bông hoa ác – không phải là hiện thân của cái thiện.

– Đến cuối cùng bi kịch cá»§a chính mình, VÅ© Như Tô vẫn chưa hề thức tỉnh về những lầm lạc trong suy nghÄ©, trong hành động cá»§a mình.

=> Với bi kịch này cá»§a nhân vật, tác giả vở kịch muốn dành sá»± cảm thông lớn cho tài năng cá»§a ông đồng thời muốn khẳng định nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật vị nhân sinh.

—(Để xem đầy đủ nội dung cá»§a Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)—

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc sống của chúng ta ngày nay lệ thuộc quá nhiều vào thói quen, nhiều lúc, ta tưởng như mình bị chính những thói quen điều khiển. Những thói quen ấy và ảnh hưởng của chúng là tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào chọn lựa của bạn. Bạn có thể chọn cách để tâm trí mình luôn ở thế chủ động, không bị những suy nghĩ u mê khống chế. Bạn cũng có thể thay thế những thôi thúc tiêu cực bằng ý nghĩ tích cực. Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh.

Thái độ tích cực tạo ra một lực hút lớn đối với những điều tốt đẹp. Tương tự, người sở hữu tinh thần tích cực sẽ có sức cuốn hút người khác bằng chính sự lạc quan, tin yêu vào cuộc sống của mình.
Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng. Chúng ta sẽ không cảm thấy quá căng thẳng, nặng nề khi phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, để từ đó biết rút ra bài học kinh nghiệm.

Thái độ tích cực luôn tạo nên những phản ứng tinh thần chính xác đối với mỗi tác động bên ngoài. Khi đó, bạn sẽ biết cách suy nghĩ, hành động và có cách cư xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Tâm hồn bạn và cuộc sống này là những điều bạn được tùy nghi sử dụng để đem lại ích lợi tuyệt đối cho chính mình. Do đó, sử dụng nó thế nào để đem lại hiệu quả chỉ phụ thuộc vào bạn mà thôi.

Thái độ tích cực giúp bạn suy nghĩ và hành động sáng suốt hơn, luôn biết hướng về một tương lai xán lạn, mà nơi đó ước mơ và khát vọng của bạn có thể trở thành hiện thực. Bất kỳ khó khăn nào của cuộc sống, tiềm ẩn trong nó cũng là cơ hội cho những ai đủ sáng suốt nhận ra. Đúng như triết lý mà Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli đã từng phát biểu: “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh”.

Một trong những cách giúp bản thân suy nghĩ và hành động tích cực là chọn lấy một động lực thúc đẩy từ nội tâm. Đó có thể là một câu “khẩu hiệu” thật ngắn gọn và ý nghĩa để nhắc nhở bạn bền bỉ thực hành sống tích cực cũng như kiên tâm theo đuổi mục đích đã đặt ra. Khi bạn nhắc đi nhắc lại trong đầu mình một suy nghĩ tích cực, đặc biệt là vào thời điểm phải đối diện với khó khăn, bạn sẽ thêm mạnh mẽ và kiên quyết để vượt qua tất cả nhằm đạt được điều tốt nhất có thể.

(Michael J. Ritt- Chìa khóa tư duy tích cực, Nhà xuất bản trẻ)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2.

Theo tác giả làm thế nào để bản thân có thể suy nghĩ và hành động tích cực?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến cho rằng “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh”?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến cho rằng “Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng”? vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về việc suy nghĩ tích cực để có thể đạt được điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong đoạn kết “Vợ chồng A Phủ” cá»§a Tô Hoài, lúc đầu nhìn thấy A Phá»§ bị trói đứng vào cột, Mị vẫn thản nhiên thổi lá»­a hÆ¡ tay. “Nếu A phá»§ là cái xác chết đứng đấy cÅ©ng thế thôi”.  Nhưng sau đó thì Mị lại cắt dây cởi trói cho A Phá»§ và cùng A Phá»§ chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

Anh (chị) hãy phân tích về sự thay đổi trên trong tâm lí và hành động của Mị. Từ đó nêu những điểm mới mẻ về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

—- HẾT —-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc – hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, để bản thân có thể suy nghĩ và hành động tích cực là chọn lấy một động lực thúc đẩy từ nội tâm (có thể là một câu “khẩu hiệu” thật ngắn gọn và ý nghĩa)

Câu 3: Câu “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh” được hiểu là: Con người có thể làm chủ bản thân, thay đổi hoàn cảnh, tạo cơ hội cho chính bản thân mình, không lệ thuộc vào hoàn cảnh

Câu 4: Các em đưa ra quan điểm cá nhân, sau đó dùng lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình

II. Làm văn

Câu 1: Dàn ý hướng dẫn

I. Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Vai trò, ý nghÄ©a cá»§a suy nghÄ© tích cá»±c trong đời sống con người.

II. Thân bài:

1. Giải thích

Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt của vấn đề, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt, luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.

2. Bàn luận

– Suy nghÄ© tích cá»±c có tác dụng và ý nghÄ©a quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.

– Những suy nghÄ© tích cá»±c cÅ©ng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua căng thẳng, stress trong cuộc sống hÆ¡n

– Thiếu suy nghÄ© tích cá»±c, con người dễ rÆ¡i vào trạng thái bi quan, bế tắc. Người nhìn nhận mọi việc với con mắt tiêu cá»±c sẽ gặp trở ngại lớn trong sá»± nghiệp, vì không dám đương đầu với thách thức cÅ©ng như không có niềm tin vào khả năng cá»§a bản thân.

– Suy nghÄ© tích cá»±c giúp bạn tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở phía trước, từ đó có thêm động lá»±c để cống hiến hết sức mình với công việc hiện tại và gặt hái thành công

– Để có suy nghÄ© tích cá»±c, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cá»±c trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan…

– Đa số những người thành công đều có lối sống và tư duy tích cá»±c (lấy dẫn chứng minh họa)

3. Bài học nhận thức và hành động

– Hãy học cách suy nghÄ© tích cá»±c để tạo dá»±ng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân

– Tránh xa tất cả các ảnh hưởng tiêu cá»±c từ mọi phía, thậm chí từ người thân trong gia đình hay một người bạn thân.

– Thay đổi suy nghÄ© tiêu cá»±c bằng suy nghÄ© tích cá»±c dù tình huống có đang bi quan tới mức nào

– Tập thói quen mỉm cười để làm cho tinh thần thoái mái hÆ¡n và hạnh phúc hÆ¡n mỗi ngày.

– Hiểu rằng bản thân cần gì và dành thời gian cho bản thân

– Hãy nghÄ© rằng mình là một người tích cá»±c và bạn rất yêu cuộc sống này

III. Kết bài:

– Mọi người cần xây dá»±ng cho bản thân quan điểm, suy nghÄ© tích cá»±c để thành công trong cuộc sống

Câu 2: Hướng dẫn làm bài

– Mới đầu nhìn A Phá»§ bị trói, Mị dá»­ng dưng, vô cảm, lạnh lùng:

  • Đêm tình mùa xuân hồi sinh tâm hồn Mị, sau đó Mị lại trở về với cuộc sống lặng câm, vô cảm.
  • Mị vô cảm với chính mình: bị A Sá»­ đạp ngay ở cá»­a bếp nhưng những đêm sau Mị vẫn dậy để thổi lá»­a hÆ¡ tay -> Mị không cảm nhận được nỗi đau thể xác và tá»§i nhục về tinh thần.
  • Vô cảm với người đồng cảnh ngộ – A Phá»§: Mị vẫn thản nhiên thổi lá»­a hÆ¡ tay. Nếu A Phá»§ là cái xác chết đứng đấy cÅ©ng thế thôi. Mị vô cảm, dá»­ng dưng, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Mị không biết, không hay, không quan tâm, chỉ biết chỉ cò ở với ngọn lá»­a.

– Từ vô cảm đến đồng cảm:

  • Dòng nước mắt “bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” cá»§a A Phá»§ đã đánh thức lòng nhân ái trong Mị, làm tan chảy trái tim băng giá, vô cảm cá»§a Mị.
  • Mị thương mình, thương người
  • Nhận thức được tội ác cá»§a giai cấp thống trị: lên án, nguyền rá»§a, kết tội.
  • Nhận ra sá»± bất công phi lí “ người kia việc gì phải chết”
  • Lòng thương người, nỗi căm hờn, sá»± đồng cảm giai cấp vượt lên nỗi sợ hãi, vượt lên cường quyền và thần quyền -> Mị cắt dây cởi trói cho A Phá»§ và chạy theo A Phá»§.

– Nghệ thuật:

  • Tình huống truyện độc đáo
  • Biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
  • Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
  • Trần thuật hấp dẫn, lôi cuốn.

—(Để xem đầy đủ nội dung cá»§a Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)—

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thá»­ THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Nguyễn Duy Thì. Äá»ƒ xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Ôn Thi HSG.net Ä‘ể tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh Ã´n tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button