Lớp 9

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Bình Giang

Nhằm cung cấp cho các em học sinh nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Bình Giang. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

TRƯỜNG THCS BÌNH GIANG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 9

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Ý nghĩa lịch sử của Xô viết Nghệ – Tĩnh (1930)?

Câu 2. Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” được Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong thời gian từ tháng 9 – 1945 đến trước ngày 12 – 9 – 1946 như thế nào? Thắng lợi của chủ trương đó?

Câu 3. Vì sao, Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1. 

– Với sự xuất hiện và hoạt động của chính quyền Xô viết, lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện tại Nghệ – Tĩnh, đánh dấu phong trào cách mạng 1930 – 1931 đạt đến đỉnh cao. Phong trào đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của khối liên minh công – nông, của nhân dân lao động Việt Nam trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

– Xô viết Nghệ – Tĩnh, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã chứng minh đường lối cách mạng của Đảng ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn, được nhân dân ủng hộ. Đây là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám sau này.

Câu 2. Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược”:

+ Từ tháng 9 – 1945 đến trước 6 – 3 – 1946, thực hiện việc nhân nhượng với Tưởng: Nhận cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc; chấp nhận cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ; nhận tiêu tiền “Quan kim” “Quốc tệ” mất giá trị của Tưởng; Đảng phải lãnh đạo chính quyền; Hồ Chí Minh phải đứng đầu Chính phủ; độc lập, chủ quyền của đất nước phải được tôn trọng; kiên quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.

+ Từ 6 – 3 – 1946 đến trước 19 – 12 – 1946, thực hiện việc hòa với Pháp để đuổi quân Tưởng ra khỏi miền Bắc. Ngày 28 – 02 – 1946, Pháp – Tưởng kí hòa ước Hoa – Pháp. Theo hòa ước này, Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra khỏi miền Bắc còn Tưởng giải giáp phát xít Nhật, nhưng thực tế mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta. Trước tình hình đó ta chủ động, hòa hoãn với Pháp để gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng đối phó với cuộc chiến tranh với Pháp sau này. Ta hòa với Pháp bằng việc kí Hiệp định So bộ (6 – 3) và Tạm ước (14 – 9 – 1946).

Thắng lợi của chủ trương đó:

+ Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự sáng suốt, tài tình, khôn khéo, đưa nhân dân ta vượt qua những thử thách to lớn lúc đó và sẵn sàng tiến vào cuộc chiến đấu mà ta chắc chắn không thể tránh khỏi.

+ Tránh được cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù, trong khi lực lượng của ta còn yếu.

Câu 3. Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vì:

Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương để quyết chiến chiến lược với ta. Điện Biên Phủ từ chỗ không có trong kế hoạch trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Na-va.

Do đó, có đập tan được tập đoàn cứ điểm này thì mới làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.

Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:

+ Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra quyết tâm và cách đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

+ Công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch chu đáo, có hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt

+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm và mưu trí của quân đội ta.

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:

+ Đánh bại hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ.

+ Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh: ta có điều kiện để giành thắng lợi hoàn toàn, địch có nguy cơ bị tiêu diệt và thất bại.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao, khiến cho Pháp – Mĩ không thể ngoan cố được nữa, buộc chúng phải đàm phán với ta và kí kết hiệp định Giơnevơ.

+ Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩ đế quốc giải phóng dân tộc.

+ Báo hiệu sự mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Ngoại xâm và nội phản phá hoại.

B. Hơn 90% dân số mù chữ.

C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

D. Nạn đói đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta.

Câu 2. Sự kiện chủ yếu nào diễn ra trong năm 1946 đã củng cố nền móng cho chế độ mới?

A. Thành lập quân đội Quốc gia.

B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

C. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp.

D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.

Câu 3. Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.

B. Đưa thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.

C. Mở đường cho đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.

D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.

Câu 4. Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) giữa Chính phủ ta với Pháp đã chứng tỏ điều gì?

A. Ta nhân nhượng để bảo toàn lực lượng cách mạng.

B. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.

C. Sự thỏa hiệp của Pháp đối với chính phủ ta.

D. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ.

Câu 5. Sự kiện nào đã buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển từ đánh Pháp sang hòa hoãn nhân nhượng với Pháp?

A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.

B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.

C. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

D. Vì Pháp và Trung Hoa dân quốc ký Hiệp ước Hoa-Pháp.

Câu 6. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.

2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Tạm ước.

3. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

A. 2,1,3.

B. 1,3,2.

C. 3,2,1.

D. 2,3,1.

Câu 7. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với Pháp vì lý do chủ yếu nào?

A. Tránh đụng độ với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc.

B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc về nước.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để phát triển lực lượng.

D. Có thời gian chuyển các cơ quan đầu não của ta đến nơi an toàn.

Câu 8. Việc ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đã thể hiện

A. sự nhượng bộ của ta trog việc phân hóa kẻ thù.

B. sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ ta.

C. Sự hạn chế trong lãnh đạo của ta.

D. vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 9. Mục đích của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946 là

A. loại trừ 1 vạn quân Anh ra khỏi miền Nam Việt Nam.

B. Tỏ rõ thiện chí của ta và kéo dài thời gian để xây dựng lực lượng.

C. Tạo không khí hòa dịu để tiếp tục đàm phán tại Phông–ten-nơ- blô.

D. Đuổi 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Câu 10: Khó khăn nào dưới đây là khó khăn lớn nhất khiến cho chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phác cách mạng.

B. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng.

C. Âm mưu chống phá cách mạng của Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp.

D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

—(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1-A

2-A

3-D

4-D

5-D

6-B

7-A

8-D

9-B

10-C

11-C

12-B

13-A

14-D

15-C

16-A

17-A

18-B

19-B

20-D

21-C

22-C

23-C

24-D

25-D

26-B

27-B

28-A

29-A

30-A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) của ta là gì?

Câu 2. Lập bảng các niên đại và sự kiện có ý nghĩa thắng lợi chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu – đông 1950 đến đông xuân 1953 – 1954.

Câu 3. Trước âm mưu và hành động của Pháp ta có chủ trương và kế hoạch gì trong đông xuân 1953 – 1954?

Câu 4. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ bao gồm những vấn đề gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1. 

– Kháng chiến toàn dân: tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến, mỗi người ân là một chiến sĩ, chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí trong tay chủ yếu là lực lượng của ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích).

– Kháng chiến toàn diện: diễn ra trên tất cả các mặt trận: quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, nhưng chủ yếu và quyết định là mặt trận quân sự.

– Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

– Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến: toàn dân tham gia kháng chiến, mỗi người dân là một chiến sĩ, chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí có trong tay.

Câu 2. 

Thời gian

Những sự kiện

Quân sự

Chính trị

9- 1950

Chiến dịch Biên giới thu – đông

1951

Đông Xuân 1950 – 1951: Ta mở ba chiến dịch ở đồng bằng Bắc Bộ.

Tháng 11 – 1951: chiến dịch Hòa Bình.

Tháng 2 – 1951 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai

Ngày 3 – 3 – 1951 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).

Ngày 11 – 3 – 1951 Liên minh Nhân dân Việt – Miên – Lào ra đời

1952

Tháng 10 – 1952: chiến dịch Tây Bắc.

Ngày 1- 5 – 1952, Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua lần I.

1953

Tháng 4 – 1953: chiến dịch Thượng Lào.

Tháng 12 – 1953, Quôc hội khóa I thông qua “Luật cải cách ruộng đất”.

 

Câu 3. Trước những thay đổi trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở nhận định âm mưu mới của Pháp – Mĩ trong Kế hoạch Na-va, tháng 9 – 1953 Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến đông – xuân.

– Trong hai năm 1953 – 1954 với quyết tâm giữ vũng quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận – chính diện và sau lưng địch, phối hợp hoạt động trên phạm vi cả nước và toàn Đông Dương.

– Phương hướng chiến lược của ta là “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo cho ta những điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm sinh lực của chúng”.

– Phương châm chiến lược của ta là “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.

Câu 4. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ bao gồm những vấn đề:

– Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

– Hai bên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở Đông Dương và quân xâm lược Pháp) cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

– Thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cá mạng Việt Nam và quân đội Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

– Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước tổ chức vào tháng 7 – 1956 dưới sự kiểm soát của ủy ban Quốc tế.

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Tại sao việc thống nhất các tổ chức cộng sản là cần thiết?

Câu 2: Em hãy trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?

Câu 3: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có gì giống và khác nhau?

Câu 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)?

—(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Nêu nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Câu 2. Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu về diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Qua đó, nêu lên ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1.

* Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

– Hội nghị họp từ ngày 6-1 đến ngày 8-2-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – TrungQuốc)

– Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

– Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

– Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

– Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.

– Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

– Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 2.

a) Bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu về diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:

Thời gian

Sự kiện

Từ ngày 14 đến ngày 18 – 8

4 tỉnh lị giành chính quyền sớm nhất trong cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Ngày 19 – 8

Nhân dân Hà Nội đã kéo xuống đường mít tinh, biểu tình, sau đó chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn: phủ Khâm sai, Toà thị chính, Sở cảnh sát,…

Hà Nội giành chính quyền.

Ngày 23 – 8

Huế giành chính quyền.

Ngày 25 – 8

Sài Gòn giành chính quyền.

Ngày 28 – 8

Cả nước giành được chính quyền.

Ngày 2 – 9 – 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

 

b) Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945:

* Ý nghĩa lịch sử:

– Đối với Việt Nam:

+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.

+ Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.

+ Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.

– Đối với thế giới:

+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Lào và Campuchia.

* Nguyên nhân thắng lợi:

– Nguyên nhân khách quan:

+ Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức và Nhật của Liên Xô đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.

+ Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mác Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.

+ Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm (1930 – 1945), đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại.

+ Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. 

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Bình Giang. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

  • Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Linh Đông
  • Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Văn Việt

Chúc các em học tốt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button