Đề thi tin học trẻ tỉnh Bắc Giang – Bảng C THPT – Năm 2014
Xin giới thiệu với các bạn Đề thi tin học trẻ tỉnh Bắc Giang – Bảng C THPT – Năm 2014
Tổng quan bài thi:
Bài – Tên bài | Tên tệp chương trình | Tên tệp dữ liệu | Tên tệp kết quả |
Bài 1. Dãy con dài nhất. | CHIAHET.PAS | CHIAHET.INP | CHIAHET.OUT |
Bài 2. Xâu mở, đóng ngoặc. | NGOAC.PAS | NGOAC.INP | NGOAC.OUT |
Bài 3. Số thực. | SOTHUC.PAS | SOTHUC.INP | SOTHUC.OUT |
Bài 4. Chấm thi trắc nghiệm. | TEST.PAS | TEST.INP | TEST.OUT |
Học sinh dùng ngôn ngữ lập trình Pascal viết chương trình giải các bài toán sau:
Bài 1 (20 điểm). Dãy con dài nhất.
Cho dãy N số nguyên a1, a2, .., aN và số nguyên K. Một dãy con chia hết cho K là một đoạn gồm các phần tử liên tiếp nhau cùng chia hết K. Số phần tử của dãy con đó gọi là độ dài của dãy con.
Yêu cầu: Hãy tìm một dãy con chia hết cho K có độ dài lớn nhất?
Dữ liệu vào: từ tệp văn bản CHIAHET.INP gồm:
– Dòng 1 ghi hai số nguyên N, K (1 ≤ N ≤ 10000, K ≠ 0, -105 ≤ K ≤ 105);
– Dòng thứ hai chứa các số nguyên ai (i lần lượt từ 1 đến N, -109 ≤ ai ≤ 109 ), các số cách nhau ít nhất một dấu cách.
Kết quả: ghi ra tệp văn bản CHIAHET.OUT gồm một số nguyên duy nhất là độ dài lớn nhất tìm được.
Ví dụ:
CHIAHET.INP | CHIAHET.OUT |
4 5
6 10 -20 100 |
3 |
Hãy xem hướng dẫn giải trong bài tập về dãy con trong pascal
Bài 2 (20 điểm) Xâu mở, đóng ngoặc.
Xét xâu S chỉ gồm các kí tự ngoặc mở ‘(’ và ngoặc đóng ‘)’. Xâu S xác định một cách đặt ngoặc đúng, nếu thỏa mãn điều kiện:
+ Số ngoặc mở bằng số ngoặc đóng;
+ Nếu duyệt từ trái sang phải, số lượng ngoặc mở luôn lớn hơn hoặc bằng số lượng ngoặc đóng.
Ví dụ, xâu ‘( ( ( ) ( ( ) ) ) )’ xác định một cách đặt ngoặc đúng. Còn xâu ‘( ( ) ( ) ) ) ( )’ là một cách đặt ngoặc sai.
Yêu cầu: Cho xâu S ban đầu, hãy xác định xâu S đó xác định cách đặt ngoặc đúng hay sai.
Dữ liệu vào: từ tệp văn bản NGOAC.INP gồm:
– Dòng 1 ghi số nguyên N (1 ≤ N ≤ 1000);
– N dòng tiếp theo mỗi dòng ghi một xâu S (độ dài tối đa 100 kí tự).
Kết quả: ghi ra tệp văn bản NGOAC.OUT gồm N dòng là kết luận tương ứng với xâu S. Nếu xâu S xác định cách đặt ngoặc đúng thi ghi ‘TRUE’, ngược lại thì ghi ‘FALSE’.
Ví dụ:
NGOAC.INP | NGOAC.OUT |
3
( ( ( ) ( ( ) ) ) ) ( ) ( ) ( ( ) ( ) ) ) ( ) |
TRUE
TRUE FALSE |
Xem hướng dẫn bài xâu đóng mở ngoặc – có code mẫu
Bài 3. (20 điểm) Số thực.
Cho dãy số thực a1, a2, .., aN. Hãy đếm xem có bao nhiêu số có giá trị lớn thứ nhì trong dãy số đã cho.
Dữ liệu vào: từ tệp văn bản SOTHUC.INP gồm:
– Dòng 1 ghi số nguyên dương N (2 ≤ N ≤ 10000);
– Dòng thức i trong N dòng tiếp theo ghi số thực ai.
Kết quả: ghi ra tệp văn bản SOTHUC.OUT gồm 1 số duy nhất là kết quả tìm được.
Ví dụ:
SOTHUC.INP | SOTHUC.OUT |
5
100 15.5 2 15.5 10.123 |
2 |
Bài 4. (10 điểm) Chấm thi trắc nghiệm.
Trong bài thi “Tìm hiểu về Tin học” có N thí sinh tham gia dự thi. Các thí sinh được đánh số báo danh gồm 6 kí tự là các chữ số từ 0 đến 9. Mỗi bài thi gồm có M câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi có một đáp án (phương án trả lời đúng) trong 4 phương án được đưa ra (A; B; C; D). Đề thi đã được trộn thành 4 đề với 4 mã đề khác nhau, mã đề là một số nguyên dương gồm 3 chữ số. Sau khi thi, Ban tổ chức đã tiến hành quét bài thi của các thí sinh và lưu kết quả ra một tệp.
Mỗi bài thi được quét vào và lưu dưới dạng một dãy ký tự có cấu trúc: 6 kí từ đầu là số báo danh của thí sinh, kí tự tiếp theo là dấu cách, 3 ký tự tiếp theo là mã đề thi, kí tự tiếp theo là dấu cách, M kí tự cuối là phương án trả lời của thí sinh lần lượt từ câu 1 đến M (câu nào thí sinh không trả lời được sẽ là kí tự “-”).
Bạn được yêu cầu là hãy giúp Ban tổ chức chấm điểm cho các thí sinh khi biết đáp án và biết dữ liệu về bài làm các của thí sinh. Biết rằng mỗi câu trả lời đúng thì thí sinh được 1 điểm.
Dữ liệu vào: từ tệp văn bản TEST.INP gồm:
– Dòng 1: ghi hai số N, M (1 ≤ N ≤ 1000, 10 ≤ M ≤ 100);
– Dòng 2, 3, 4, 5: mỗi dòng là 1 xâu gồm 3 kí tự đầu là mã đề, tiếp theo là 1 dấu cách, M kí tự cuối lần lượt từ 1 đến M là đáp án cho mỗi câu hỏi tương ứng;
– N dòng tiếp theo mỗi dòng là dữ liệu về bài thi của N thí sinh đã được quét.
Kết quả: ghi ra tệp văn bản TEST.OUT gồm N dòng tương ứng với N dòng sau cùng của dữ liệu vào gồm 6 kí tự đầu là số báo danh, tiếp theo là một dấu cách, cuối cùng là điểm bài thi.
Ví dụ:
TEST.INP | TEST.OUT |
4 10
234 ABACDABBAC 512 AABDBCCADC 132 BCDBCDDAAB 467 DABCDACBDA 010001 512 BAB-BCCACC 010002 234 ACACDABBAC 010003 467 DABCDACBDA 010004 132 AC–CDDBAB |
010001 7
010002 9 010003 10 010004 6 |
———————————————- Hết ———————————————-
Bạn xem đáp án chó ổn không https://youtu.be/k23R1JBrYZc