Hệ thống các bài tập hình học 7 chương II hay và khó
Đây là nơi tuyển chọn những bài tập hình học 7 chương II hay và khó theo từng bài, từng chủ đề, mời các bạn đón xem và đóng góp thêm cho bài viết được hoàn chỉnh
I. Bài tập hình học 7 chương II – Tổng ba góc của một tam giác
Bài 1.1. Cho tam giác ABC có góc A bằng 900. Kẻ AH vuôn góc với BC (H thuộc BC). Các tia phân giác của các góc BAH và C cắt nhau ở K. Chứng minh rằng AK vuông góc với CK
Bài 1.2. Cho tam giác ABC có góc B lớn hơn góc C. Tia phân giác của góc ngoài đỉnh A cắt đường thẳng CB ở E. Tính góc AEB theo các góc B và C.
II. Bài tập hình học 7 chương II – Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
Bài 2.1: Cho đoạn thẳng BC. Gọi I là trung điểm của BC. Trên đường trung trực của BC lấy điểm A (A khác I)
- Chứng minh hai tam giác AIB và AIC bằng nhau
- Kẻ IH vuông góc với AB, kẻ IK vuông góc với AC.
- Chứng minh tam giác AHK cân.
- Chứng minh HK / /BC.
Bài 2.2: Cho tam giác ABC. Trên tia đối của AB lấy điểm D mà AD = AB, trên tia đối của tia AC lấy điểm E mà AE = AC. Gọi M; N lần lượt là các điểm trên BC và ED sao cho CM = EN. Chứng minh ba điểm M; A; N thẳng hàng.
III. Bài tập hình học 7 chương II – Tam giác cân – Tam giác đều
Bài 3.1. Cho tam giác ABC cân tại A, có góc A là góc nhọn, kẻ BD vuông góc với AC. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho AE = AD. Chứng minh rằng:
a) DE // BC
b) CE vuông góc với AB
Bài 3.2. Trên cạnh huyền BC của tam giác vuông ABC lấy các điểm D và E sao cho BD = BA, CE = CA. Tính góc DAE.
IV. Bài tập hình học 7 chương II – Định lý Py-ta-go
Bài 4.1:Tam giác có độ dài ba cạnh là 24cm, 18cm, 30cm có phải là tam giác vuông không? Vì sao?
Bài 4.2. Tam giác ABC vuông tại A có BC = 26cm, AB:AC = 5:12. tính các độ dài AB, AC.
Bài 4.3. Cho tam giác ABC cân tại A, góc A bằng 300, BC = 2cm. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho góc CBD = 600. Tính độ dài AD.
Các bạn đừng quên xem tiếp hệ thống các bài tập chương III hình học 7.
(Mình sẽ cập nhật thường xuyên các bạn quay lại sau)