Phương pháp giải dạng bài tập Chuyển động đều và Chuyển động không đều môn Vật Lý
Hướng dẫn giải bài tập về Phương pháp giải dạng bài tập Chuyển động đều và Chuyển động không đều là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập môn Vật Lý 8 góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ năm 2020-2021 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU VÀ
CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Công thức:
Trong đó: s1, s2…sn và t1, t2…tn là những quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.
Chú ý: Vận tốc trung bình hoàn toàn khác với trung bình cộng vận tốc:
2. Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị
– Thường chọn gốc tọa độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. Chọn trục tung là Ox (biểu diễn quãng đường đi được), trục hoành là Ot (biểu diễn thời gian).
Đồ thị là một đường thẳng có thể đi qua gốc tọa độ O hoặc không, tùy thuộc vào ta chọn mốc tọa độ và mốc thời gian.
– Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:
x = x0 + s = x0 + v(t – t0)
Trong đó:
x0 là tọa độ ban đầu của vật.
t0 là thời điểm xuất phát.
– Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. Dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động.
II. BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1: Một chiếc thuyền máy chuyển động đều trên dòng sông. Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là 20 km/h và khi ngược dòng là 15 km/h.
a) Nếu thuyền không nổ máy thì quãng đường mà thuyền trôi theo dòng nước trong thời gian 30 phút là bao nhiêu?
b) Giả sử mặt nước đứng yên, thuyền có nổ máy thì vận tốc của thuyền lúc đó là bao nhiêu?
Giải
– Gọi vx, vng, vt và vn là vận tốc của thuyền khi xuôi dòng, khi ngược dòng, khi dòng nước không chảy và của dòng nước.
– Vận tốc của dòng nước chảy là:
Vậy quãng đường thuyền trôi được trong 30 phút = 0,5 giờ là:
s = vtrôi.t = vn.t = 2,5.0,5 = 1,25 km
Vận tốc thực của thuyền là:
vx = vt + vn
⇒ vt = vx – vn = 20 – 2,5 = 17,5 km/h
Bài 2: Một người đua xe đạp, trong nửa quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 20 km/h. Tính vận tốc của người đó đi trong nửa đoạn đường còn lại. Biết rằng vận tốc trung bình trong cả đoạn đường là 23 km/h.
Giải
– Gọi s1, s2, s3, t1, t2, v1, v2 lần lượt là quãng đường, thời gian và vận tốc của người đó trong nửa quãng đường đầu và nửa quãng đường sau.
– Ta có:
Bài 3: Một máy bay chở hành khách bay giữa hai thành phố A và B. Khi xuôi gió thời gian bay là 1h30’, còn khi ngược gió thời gian bay là 1h45’. Biết vận tốc gió luôn không đổi là 10 m/s. Vận tốc của máy bay lúc không có gió là:
Giải
– Gọi v là vận tốc của máy bay, vg là vận tốc của gió.
t1, t2 lần lượt là thời gian lúc xuôi gió và ngược gió.
t1 = 1h30’ = 5400 s
t2 = 1h45’ = 6300 s
– Do quãng đường của máy bay bay đi lúc xuôi gió và ngược gió là bằng nhau
⇒ t1(v + vg) = t2(v – vg)
⇒ 5400(v – 10) = 6300(v + 10)
⇒ 900v = 63000 + 54000 = 117000
⇒ v = 130 m/s = 468 km/h
Bài 4: Người đi xe máy trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc 30 km/h. Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 25 km/h. Cuối cùng người ấy đi với vận tốc 15 km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.
Giải
– Gọi s1, s2, t1, t2, t3, v1, v2, v3 lần lượt là quãng đường, thời gian và vận tốc trên mỗi đoạn đường.
– Ta có:
– Vận tốc trung bình:
———-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Chuyển động đều và Chuyển động không đều môn Vật Lý 8 năm 2020-2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!