Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/dfatfsyhhosting/public_html/onthihsg.com/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 297

Soạn giảng Công nghệ 9, bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

– Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
– Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
– Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

Soạn giảng Công nghệ 9, bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.

– Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Có vị trí quan trọng trong sản xuất và đời sống.

II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề.

1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.
– Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện.
– Nguồn điện.
– Thiết bị đo lường điện.
– Vật liệu và dụng cụ.
– Các loại đồ dùng điện.

2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
– Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.
– Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.
– Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện.

3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
– Làm việc ngoài trời và trong nhà.
– Làm việc trên cao.
– Thường phải đi lưu động.
– Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện.

4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động.
– Về kiến thức: tối thiểu tốt nghiệp THCS, hiểu biết những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kĩ thuật điện.
– Về kĩ năng: đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, lắp đặt.
– Về thái độ: yêu thích nghề, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động, làm việc khoa học, thận trọng và chính xác.
– Về sức khỏe: có đủ điều kiện về sức khỏe.

5. Triển vọng của nghề.
– Phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
– Gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và xây dựng.
– Phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi.
– Người thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.

6. Những nơi đào tạo nghề.
– Các trường dạy nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kĩ thuật.
– Các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp.
– Các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và tư nhân.

7. Những nơi hoạt động nghề.
– Các hộ gia đình, xí nghiệp, cơ quan, nông trại, đơn vị kinh doanh.
– Những cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện.

* Dặn dò:
– Học bài 1.
– Xem trước bài 2.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button